PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS TAM KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

15 - 10 - 1968 : LẦN CUỐI CÙNG BÁC HỒ GỬI THƯ CHO NGÀNH GIÁO DỤC

 

Vào thời điểm ngày 15 tháng 10 hàng năm, các trường trong cả nước thường tổ chức lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục. Và dẫu không ai bảo ai, không có quy ước, nhưng tất cả mọi nơi đều nhấn mạnh câu văn: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt”.

Đó là bức thư Bác viết vào ngày 15-10-1968, gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới”. Năm học 1961, thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua “ Hai Tốt” được phát động bắt đầu từ tiếng trống khai trường của trường cấp II Bắc Lý. Phong trào lan rộng trong cả nước, cho đến năm học 1968-1969 mà Bác gọi là “ năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước”, bức thư của Bác ra đời như một quyết tâm thư của ngành giáo dục về thi đua dạy tốt và học tốt.

Ở vào thời điểm này, giặc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc, tình trạng sức khoẻ của Bác đã có dấu hiệu xấu đi nhiều. Bác tỏ ra đặc biệt quan tâm khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình trạng dạy và học dưới làn bom đạn của quân thù, trong khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng việc sơ tán trường lớp vẫn đảm bảo an toàn, phong trào thi đua dạy và học vẫn khí thế. Bức thư đánh máy, Bác đọc rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích còn lưu trữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh).

Sau lời thăm hỏi ân cần mở đầu, Bác nhận xét và biểu dương thành tích của sự nghiệp giáo dục: Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”. Những dòng thư này là tư liệu lịch sử quý giá về nền giáo dục ở miền Bắc nước ta vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất.

Tiếp đó là một giọng văn chính luận sắc bén: “Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị và quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ”. Giáo sư Trần Đình Đạm tâm sự khi đọc những dòng thư này của Bác: “ Là người trong cuộc vào thời điểm đó, tôi cũng như các đồng nghiệp đều biết rằng, chúng tôi cũng như cả nền giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhiều vấn đề, cả những tệ nạn tiêu cực cũng có, song sự đánh giá và biểu dương chính diện và công minh của Bác thật đã ấm lòng và nức lòng chúng tôi, không những để vượt qua những khó khăn mà còn để khắc phục những yếu kém, phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng để làm tròn nhiệm vụ. Bác là Bác Hồ, là lãnh tụ tối cao, song không đứng trên chúng tôi, mà đứng cạnh chúng tôi, chia sẻ khó khăn và thuận lợi của chúng tôi…” Không riêng giáo sư Trần Đình Đạm, nhiều nhà giáo về hưu nay đã tuổi cao sức yếu vẫn nhớ lại những giây phút phấn chấn khi đọc những dòng thư đầy sự động viên, cổ vũ những cố gắng và thành tích mà các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên đã đạt được.

Động viên, khích lệ để nhắc nhở ân cần. Đó là cách của một nhà chính trị đại tài, khi những dòng tiếp theo Bác nhắc nhở 5 điều phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn; Phát huy đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt.

Không ai ngờ đó là bức thư cuối cùng của vị cha già dân tộc, nhưng từ những dòng thư ấy, hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã gác bút nghiên lên đường ra trận và quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

Đọc lại toàn bộ bức thư của Bác, lấy đó làm cái mốc để mà so sánh với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mới thấy có một bước tiến đáng tự hào: Nếu như 41 năm trước đây, toàn miền Bắc có 6 triệu người đi học thì nay số người đi học đã lên đến con số trên 23 triệu (gần gấp 4 lần). Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo mở rộng với tốc độ nhanh mạnh. Số người vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chỉ “ tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ” mà tăng gấp hàng chục lần. Năm 2000, nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học, hiện đang hoàn thành phổ cập GD trung học cơ sở khắp các địa phương và tiếp tục phổ cập THPT…Đặc biệt, năm học 2014 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành là “đổi mới căn bản và toàn diện công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” không nằm ngoài tư tưởng chỉ đạo của Bác cách đây 41 năm “ Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”. 

Nghiên cứu, học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục, đó là tiền đề của mọi thành công. Bức thư cuối cùng của Bác gửi cho ngành giáo dục qua 41 năm vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, khoa học và thực tiễn!

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
THCS Tam Kỳ náo nức chuẩn bị đón Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia 15/11/2014 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 37 phút - Ngày 19 tháng 10 năm 2014
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-BVĐ ngày 10/9/2014 của Ban vận động Hiến máu tình nguyện huyện Kim Thành về việc tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện năm 2014, thực hiện công văn ... Cập nhật lúc : 21 giờ 17 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2014
Xem chi tiết
Khảo sát HSG khối 8 kì II-2013-2014 Ngày 07/5/2014, trường THCS Tam Kỳ đã tổ chức khảo sát chất lượng HSG khối 8 kì II. Có 22 em HS tham dự. Kết quả khảo sát đã đánh giá khá sát năng lực họ ... Cập nhật lúc : 17 giờ 1 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2014
Xem chi tiết
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, bu ... Cập nhật lúc : 8 giờ 44 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2013
Xem chi tiết

Đ/c Phạm Hà Bắc, chủ tịch công Đoàn, phó ban  thị đua lên đọc kết quả thi đua đợt 1

... Cập nhật lúc : 20 giờ 57 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

Nhân ngày 20-11 thầy và trò trường THCS Tam Kỳ tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam

... Cập nhật lúc : 20 giờ 40 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

Thầy, cô giáo không dạy từ cuốn sáchCập nhật lúc : 20 giờ 16 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Lich thi GVG nam hoc 2014-2015
Thoi khoa bieu tuan 9/2014(Thuc hien tu 20/10/2014 den 25/10/2014)
Phu luc sang kien-mau Bia và mau 1,2,3
Thực hiện Công văn số 76/PGDĐT-GDPT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2014-2015, BGH nhà trường hướng dẫn cán bộ, giáo viên viết sáng kiến (SK) năm học 2014 - 2015 như sau:
Thực hiện Kế hoạch của Ban giám hiệu trường THCS Tam Kỳ về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THCS năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu học tập của bản thân. Tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015 như sau:
PP CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
Khung thời gian năm học là 37 tuần thực học
Thời khóa biểu (tuần 4/15/09...)
Thực hiện Kế hoạch của Ban giám hiệu trường THCS Tam Kỳ về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THCS năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu học tập của bản thân. Tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015 như sau:
Thực hiện Hướng dẫn số 1024 ngày 18/8/2014 của Sở GD&ĐT Hải Dương V/v hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách trong trường trung học từ năm học 2014- 2015. Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của trường THCS Tam Kỳ năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và năng lực của bản thân.
Báo cáo hội thảo văn năm 2012
Phiếu kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2011, 2012.
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Hướng dẫn tổ chức rèn kỹ năng sống.
Mẫu bìa SKKN (11-12)