PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS TAM KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

phßng gd&§T Kim Thµnh

Tr­êng thcs  TAM KỲ

 
 

 

 

 

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

 

 
 
 

      Tam kỳ, ngµy   12   th¸ng  11  n¨m 2015

 

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 20152020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM  2025

-------------------------

PHẦN MỞ  ĐẦU

1. Khái quát chung

Xã Tam Kỳ  Có diện tích 5,82 km2. Gồm có  04 thôn chia làm 17 đội.

Tổng số khẩu:5398 /1735 hộ. .

1. Thuận lợi

- Địa bàn: Xã Tam Kỳ nằm ở phía Đông nam huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương .Tam Kỳ là một xã cuối cùng của huyện Kim Thành phía Đông và Nam giáp với Thành phố Hải Phòng, Phía bắc giáp với xã Cẩm la, phía Tây giáp với xã Đồng gia và Đại Đức.

- Truyền thống: Đội ngũ "Hội cha mẹ học sinh" hoạt động thường xuyên, có hiệu quả cao. Thường xuyên chú ý chăm lo tới hoạt động giáo dục của nhà trường đối với con em họ. Phụ huynh học sinh quan tâm tới phong trào rèn luyện nâng cao chất giáo dục cho con em mình nên đã hỗ trợ và hướng dẫn con em học tập ở nhà. Vì vậy chất lượng của học sinh đã đạt kết quả cao.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 cấp học, ngành học trong xã nhằm thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo dục. Tập thể giáo viên trong  ba cấp học hiểu biết về nhiệm vụ của công tác PCGD do đó đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, tích cực học hỏi, đổi mới phương pháp để hạn chế học sinh lưu ban.

- Kinh tế: Trong năm 2016 đời sống nhân dân xã Tam Kỳ ngày càng được cải thiện. Phong trào xã hội hóa giáo dục có bước phát triển năm sau cao hơn năm trước.

- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể: . Đảng, chính quyền địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đoàn kết của nhân dân địa phương xã Tam Kỳ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa chính trị xã hội. Đảng bộ và chính quyền rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục của xã. Phong trào xã hội hoá giáo dục ở địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều chủ trương, nghị quyết, biện pháp phù hợp đã cuốn hút và vận động được toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục.

- Các nhà trường :

+Trường Mầm non Tam Kỳ có 2 điểm trường , cơ sở vật chất từng bước được nâng lên đảm bảo cho công tác dạy và học . Đội ngũ CBQLGV-NV trẻ, nhiệt tình ,đủ về số lượng, tăng về chất lượng hàng năm đáp ứng được yêu cầu giáo dục và chăm sóc trẻ. Trong 3 năm gần đây nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến.

+Trường Tiểu học non Tam Kỳ, cơ sở vật chất từng đảm bảo đảm bảo tốt  cho công tác dạy và học . Đội ngũ CBQLGV-NV trẻ, nhiệt tình ,đủ về số lượng, chất lượng hàng năm đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Trong nhiều năm gần đây nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến.Trường đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia năm 2011.

+Trường THCS Tam Kỳ, cơ sở vật chất  đảm bảo đảm bảo tốt  cho công tác dạy và học . Đội ngũ CBQLGV-NV trẻ, nhiệt tình ,đủ về số lượng, chất lượng hàng năm đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Trong nhiều năm gần đây nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến.Trường đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia năm 2014.

2. Khó khăn

- Đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương: Tam Kỳ là một xã cách xa trung tâm huyện, kinh tế tuy phát triển nhưng không đồng đều, còn nhiều học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo.

- Nhận thức của nhân dân (phụ huynh): Nhiều  cha mẹ học sinh đi làm công ty, thậm chí phải đi làm ăn xa để con ở nhà nhờ ông bà và người thân trông nom giúp nên việc đầu tư, quan tâm cho con em học còn nhiều hạn chế. …..

- Ý thức trách nhiệm của các thành viên trong BCĐ PCGD,XMC của xã Tam Kỳ còn hạn chế, công việc nhiều, chưa quan tâm nhiều đến công tác phổ cập .

- CSVC các trường học, đội ngũ CBGV: CSVC còn thiếu thốn, trường tiểu học phòng học thiếu, Trường mầm non  diện tích đất hẹp, thiếu nhà hiệu bộ .

- Ý thức học tập của học sinh: Còn mải chơi, là một xã giáp gianh với thành phố Hải Phòng du nhập các tệ nạn xã hội như ma túy, internet... Hiện tượng học sinh bỏ học ở THCS vẫn còn xảy ra trong các năm học.

Xã Tam Kỳ hiện có 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS,1 trường Mầm non. Chất lượng giáo dục ở các bậc học của xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến , ổn định về số lượng và chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp  ngày càng cao, học sinh khá giỏi ở các cấp và học sinh lên lớp thẳng ngày càng nhiều hơn. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Từ đó góp phần không nhỏ đến việc thực hiện công tác PCGD THCS. Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng phát triển. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học đã đưa vào sử dụng thêm các phòng học mới, xóa phòng học tạm. Đội ngũ giáo viên ở các cấp học được chuẩn hóa từ 100%. Việc huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt từ 100% trở lên. Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm đạt 98% trở lên. Đến nay xã đã đạt được các mục tiêu  phổ cập giáo dục bậc Tiểu học và THCS. Đây chính là tiền đề quan trọng để ba nhà trường trong xã nói chung và trường THCS Tam Kỳ tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo.

Trường THCS Tam Kỳ được thành lập từ năm 1966. Ngày đầu thành lập, trường mang tên là trường cấp 2 Tam Kỳ, sau đó là trường phổ thông cơ sở Tam Kỳ và nay là trường trung học cơ sở Tam Kỳ.  Hơn 40 năm qua, từ mái trường này, biết bao các thế hệ học sinh của quê hương Tam Kỳ đã trưởng thành để xây dựng quê hương, đất nước và làm rạng rỡ thêm cho truyền thống cách mạng của xã Tam Kỳ. Trong quá trình phát triển, nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Nhưng bằng tình yêu trò, tâm huyết nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của các thế hệ nhà giáo; bằng tinh thần hiếu học của các thế hệ học sinh và sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo địa phương, của toàn thể nhân dân trong xã mà chất lượng nhà trường vẫn tiếp tục được duy trì và nâng lên. Để giữ vững và phát huy truyền thống dạy và học của nhà trường trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường nhằm đạt được những giá trị đã đề ra.  

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng giáo dục và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên,  nhân viên nhà trường.Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Tam Kỳ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông; cùng với các trường THCS của tỉnh Hải Dương và của huyện Kim Thành xây dựng ngành giáo dục Hải Dương phát triển theo kịp theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước,  góp phần thực hiện qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn  2025.

Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược này được được thực hiện một cách tổng thể từ mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên trong trường đến tất cả các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường đều đóng góp ý kiến, tạo nên cơ sở dữ liệu ban đầu để Ban giám hiệu có cái nhìn định hướng, bao quát toàn diện cho bản kế hoạch. Sau khi phân tích dữ liệu thu nhận được, nhà trường đã phân công từng mảng, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch của mình sau đó báo cáo cho Hội đồng trường để từ đó phân tích nhận định đi đến thống nhất chung về nội dung của bản kế hoạch. Ngoài những điều kiện trên, nhà trường còn thu thập thông tin về cách thức, quy trình, đề cương chi tiết của một bản kế hoạch thông qua các chuyên đề, tập huấn của cán bộ quản lí trực tiếp là các giảng viên học viện giáo dục cung cấp, vì thế nhìn chung tổng thể của kế hoạch chiến lược nhà trường có tính khoa học, đầy đủ và sát với tình hình chung, mang lại tính khả thi cho chiến lược giáo dục nhà trường trong thười gian trung và dài hạn.

Trong quá trình bắt tay vào xây dựng bản đề cương chiến lược này, nhà trường được sự giúp đỡ của các ban ngành, cụ thể là Phòng GD&ĐT Kim Thành hướng dẫn chỉ đạo mang tính định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục để phù hợp với tình hình chung trong toàn huyện và mang tính đột phá với đơn vị trường THCS Tam Kỳ; sự quan tâm của các cấp Đảng ủy, chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận thông tin như về dân số, đời sống, thành quả giáo dục qua các thời kỳ; sự đóng góp ý kiến quý báu của các cá nhân, tổ chức trong trường học về dự thảo xây dựng kế hoạch nhà trường đến năm 2020.

2. Cở sở pháp lí để xây dựng kế hoạch chiến lược

 - Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội chỉnh sửa và bổ sung năm 2009.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về định hướng phát triển Giáo dục – Đạo tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại và nhiệm vụ đến năm 2025.

- Kết luận số 242 – TB/TƯ của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, ngày 15 tháng 04 năm 2009.

- Quyết định số 12/2011/QĐ-BGD&Đt về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ giáo dục và đào tạo,.

-  Nghị quyết đại hội đại biểu huyện Kim Thành lần thứ 24, nghị quyết Đảng bộ xã Tam Kỳ XXIV, nhiệm kì 2015- 2020.

3. Cấu trúc của bản kế hoạch chiến lược

  Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, bản kế hoạch chiến lược có 4 phần:

Phần 1. Bối cảnh và thực trạng nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Phần 2. Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị của trường học

Phần 3. Mục tiêu và các giải pháp chiến lược

Phần 4 . Tổ chức thực hiện

Mỗi một nội dung của bản kế hoạch chiến lược nhà trường đều thể hiện sự gần gũi với mỗi tổ chức, cá nhân trong dơn vị, được xem như là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của mỗi giáo viên, các tổ chức trong trường học, vì vậy nó mang giá trị văn hóa rõ nét. Nói chung kế hoạch chiến lược của nhà trường mang tính khả thi cao, không xa rời, giáo điều đối với mỗi thành viên trong nhà trường, để từ đó tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường ngày một phát triển có hiệu quả.

          Tổng thể chung của bản kế hoạch chiến lược này được nhà trường xác định sử dụng lâu dài, mang tính chất vừ là định hướng, vừa là mục tiêu cho nhà trường vươn tới, xây dựng nó với sức sống lâu dài và phát triển bền vững có kế thừa và phát huy các mục tiêu, tầm nhìn sứ mạng của nhà trường....

PHẦN 1. BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Môi trường bên trong.

1.1.1. Điểm mạnh:

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ( CBGV, NV).

Hiện nay, nhà trường có 28 CBGV, NV trong đó có 2 CBQL, 21 giáo viên và 5 nhân viên.

Về trình độ đào tạo: Đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Cụ thể: Đại học 9/28= 32.1%; Cao đẳng 15/28 = 53.5%; trung cấp 4/28 = 14.2%.

  Đảng viên: 10/28  người =  35.7%

  Ban lãnh đạo nhà trường là đội ngũ trẻ, có trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc, đoàn kết cộng đồng trách nhiệm. Tập thể CBGV,NV đoàn kết, tâm huyết nghề nghiệp, có tình thần trách nhiệm, tận tụy với nghề. Chất lượng chuyên môn khá đều, có giáo viên giải nhất cấp tỉnh, nhiều giáo viên đạt các danh hiệu cao trong bồi dưỡng HSG, hội giảng cấp huyện, viết SK cấp huyện và  cấp tỉnh.

* Về chất lượng giáo dục những năm gần đây

Chất lượng đại trà có dấu hiệu đi lên so với những năm học trước:

Năm học

Hạnh kiểm (%)

Học lực (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2012-2013

47.6

37.4

12.3

2.7

7.1

36.8

50.5

5.0

0.6

2013-2014

70.3

27.2

2.11

0.4

3.5

39.6

51.5

5.4

 

2014-2015

61.2

28.8

9.2

0.8

3.9

34.4

51.7

10.0

 

 

Chất lượng học sinh giỏi đứng thứ hạng trung bình của huyện. Năm 2009-2010 xếp thứ 12/21 trường THCS trong huyện.

* Về cơ sở vật chất:

Hiện nay, diện tích khuôn viên trường là 6728 m2, có hệ thống tường bao cách biệt với khu dân cư, có cổng trư­ờng, biển trường, sân chơi, bãi tập, cảnh quan xanh- sạch và dần đẹp hơn, bước đầu đáp ứng các yêu cầu học tập, các hoạt động vui chơi, giải trí của học sinh . Nhà trường đã có quy hoạch tổng thể.

Trường có đủ các trang thiết bị dạy học cơ bản theo danh mục của Bộ GD&ĐT, thư viện đạt chuẩn từ năm 2007. Có 01 máy chiếu đa năng, 20 máy tính sử dụng để dạy học và làm việc.

  1.1.2. Điểm yếu

* Về đội ngũ: Hiệu trưởng, Hiệu phó đều mới được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí trong năm 2015 nên hạn chế về kinh nghiệm. Đội ngũ GV,NV hàng năm do có sự thay đổi thường xuyên nên một số ít còn chưa quen với các nền nếp chuyên môn của trường, của tổ. Còn một số ít giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Một số GV chưa được đào tạo hoàn chỉnh chuyên ngành 2 nên khó khăn trong việc sắp xếp phân công chuyên môn.

* Về chất lượng học sinh

Chất lượng thi tuyển sinh lớp 10 và chất lượng đại trà chưa còn thấp so với mặt bằng chung của huyện và của tỉnh. Một số học sinh do hoàn cảnh gia đình nên chưa chuyên cần, còn có hiện tượng bỏ học.

* Về sơ sở vật chất và kinh phí hoạt động

CSVC nhà trường còn rất khó khăn thiếu thốn, khu phòng học đã xuống cấp trong đó. Thiếu phòng làm việc cho Hội đồng sư phạm nhà trường, không có phòng dành riêng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và tổ chức các nội dung giáo dục khác. Bàn ghế, trang thiết bị đã cũ hỏng nhiều, sân giáo dục thể chất chưa đảm bảo đủ điều kiện luyện tập.

1.2. Môi trường bên ngoài.

1.2.1. Cơ hội.

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể địa phương, với Hội cha mẹ học sinh.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Tam Kỳ lần thứ 24 đã đưa chỉ tiêu năm 2014 trường đạt chuẩn quốc gia, đây là cơ hội để nhà trường nhận được sự đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất từ phía địa phương.

1.2.2. Thách thức.

- Kinh tế địa phương còn nghèo nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường còn gặp khó khăn.

- Hàng năm, tỉ lệ học sinh lớp 6 dự tuyển sinh vào trung tâm chất lượng cao của huyện khá đông so vơi các trường khác trong huyện; chất lượng đầu vào lớp 6 của trường thấp, luôn đứng thứ 18-19/21 trường trong huyện nên nhà trường gặp khó khăn về việc nâng cao chất lượng.

- Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang xuống cấp, trên địa bàn xã lại có nhiều dịch vụ trò chơi thu hút các em học sinh dẫn đến 1 số em học sinh thiếu tự chủ sa vào con đường ham chơi, lười học.

- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến con em, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số ít phụ huynh chưa phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

1.3. Vấn đề chiến lược.

- Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Tập trung bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng thi tuyển sinh lớp 10, phấn đấu đạt thứ hạng cao trong các trường THCS huyện Kim Thành về chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, NV cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

- Thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác.

- Tiếp tục đổi mới quản lý trong đó coi trọng vấn đề chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, hiệu quả, văn hóa; đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường thọc thân thiện, học sinh tích cực" gắn với tình hình thực tế của nhà trường.

- Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo đủ các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

 

Phần 2. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ TRƯỜNG HỌC

 

2.1. Sứ mạng

Thực hiện công tác giáo dục toàn diện trong môi trường hiện đại, lành mạnh, thân thiện,  tích cực và  sáng tạo để mỗi học sinh có cơ hội phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng sống, khả năng sáng tạo và ý chí vươn lên.

2.2. Tầm nhìn.

Đến năm 2015 trường đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Là một trong những trường có chất lượng ổn định ở mức khá trong toàn huyện,  đạt danh hiệu tập thể LĐTT ở các năm học tiến tới đạt danh hiệu tập thể LĐXS vào năm 2020.

2.3. Giá trị cơ bản

- Tính hiện đại.

- Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện.

- Tính tích cực và sáng tạo.

 

 

Phần 3. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

 

3.1. Mục tiêu chiến lược.

3.1.1. Mục tiêu tổng quát.

Tạo dựng được môi trường học tập có  nề  nếp, kỷ cương; có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. Nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của địa phương và đất nước.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm học 2019-2020, trường THCS Tam Kỳ có chất lượng giáo dục toàn diện xếp thứ 6-8/21 trường THCS về chất lượng giáo dục toàn diện trong đó có một số chỉ số cao về chất lượng học sinh giỏi các cấp, chất lượng tham gia các cuộc thi của giáo viên; cơ sở vật chất đầy đủ hơn, có các phòng học thường và phòng học bộ môn kiên cố cao tầng đáp ứng yêu cầu giáo dục của nhà trường.

- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2019, trường THCS Tam Kỳ tiếp tục duy trì công nhận trường chuẩn  quốc gia, chất lượng giáo dục toàn diện mang tính ổn định, trường duy trì danh hiệu tập thể LĐTT.

- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, Trường THCS Tam Kỳ phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định.

+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

+ Duy trì chất lượng thứ hạng cao của huyện Kim Thành.

+ Duy trì được trường chuẩn quốc gia, đạt danh hiệu tập thể LĐXS.

3.2. Chỉ tiêu

3.2.1. Chỉ tiêu đến năm 2020

* Về quy m« tr­êng líp chÊt l­îng gi¸o dôc

                   N¨m   học

ChØ tiªu

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

HS L6

69

80

 

52

58

53

Sè Líp 6

2

3

 

2

2

2

HS L7

74

69

 

71

57

57

Sè líp 7

3

2

 

2

2

2

HS L8

67

74

 

78

61

50

Sè líp 8

2

3

 

3

2

2

HS L9

78

67

 

62

74

61

Sè líp 9

2

2

 

2

3

2

Tổng số học sinh

288

290

 

263

250

221

Tổng số lớp

9

10

9

9

8

8

ChØ tiªu phæ cËp GD THCS

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

TØ lÖ lªn líp (%)

96.0

96.9

97

98

97

97

TS líp 6 (%)

100

100

100

100

100

100

Vµo THPT (%)

50

56

65

 

68

80

65.5

Duy tr× sÜ sè(%)

99.8

99.8

99.8

99.8

99.8

90.4

- Chất lượng hai mặt giáo dục:

+ Học lực: + Giỏi: 8% trở lên; Khá: 36% trở lên; Yếu, kém: Không quá 5%

+ Hạnh kiểm: Hạnh kiểm khá, tốt đạt 93% trở lên, trong đó loại tốt đạt 60% trở lên. Không có học sinh xếp hạnh kiểm loại yếu. Học sinh được phát triển năng lực và được trang bị các kĩ năng sống cơ bản.

-  Tốt nghiệp THCS đạt 98% -> 100%.

- Thi tuyển sinh vào THPT xếp thứ 12-15/21 trường trong toàn huyện

- Thi HSG: xếp thứ 10-16/21 trường trong toàn huyện. Mỗi năm có 1 HSG tỉnh hoặc đoạt huy chương các môn TT cấp tỉnh.

* Về đội ngũ

  - Đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó 70% đạt trình độ Đại học.

  - Tỉ lệ đảng viên đạt 75% trở lên

  - Cán bộ quản lí được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩn hiệu trưởng trường trung học. Có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Có 50%  trở lên CBGV,NV được công nhận là LĐTT và CSTĐ cơ sở hàng năm./.

* Về c¬ së vËt chÊt

Phấn đấu đạt theo lộ trình sau:

STT

Tên hạng mục

Thời gian hoàn thành

1

Mở rộng quỹ đất theo quy hoạch

2014

2

8 phòng học thường

2010

3

5 phòng bộ môn

2011

4

Khu hiệu bộ 12: 1phòng y tế+ 1 phòng thư viện + 1 phòng truyền thống + 1 phòng chờ giáo viên + 1 Văn phòng nhà trường +3 phòng tổ + 1 phòng thường trực + 1 nhà kho + phòng Đoàn Đội, phòng Công đoàn + 1 phòng hiệu trưởng + 1 phòng phó HT…

2014

5

Các công trình phụ trợ: Nhà vệ sinh, nhà xe, sân giáo dục thể chất, sân chơi, tường bao, vườn sinh vật, cổng trường, hệ thống nước sạch…

2014

6

Đủ trang thiết bị dạy học; thay thế và bổ sung toàn bộ bàn ghế mới đúng quy cách; thư viện đạt tiên tiến; có 03 máy chiếu đa năng; 30 máy tính trong đó có 10 máy tính văn phòng và 20 máy tính phòng Tin học, tất cả đều kết nối internet.

2015

3.2.1. Chỉ tiêu đến năm 2020

                            Năm học

Chỉ tiêu

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Tổng số học sinh

225

254

261

251

267

Tổng số lớp

8

8

9

9

9

Tổng số giáo viên

18

18

19

19

19

Phòng học thường kiên cố

7

7

7

7

7

Phòng học bộ môn kiên cố

5

5

5

5

5

Phòng chức năng kiên cố

4

4

5

5

5

Phòng làm việc kiên cố

10

10

10

10

10

Chất lượng giáo dục

Mang tính ổn định, bèn vững, xếp thứ 7-9/21 trường THCS trong toàn huyện. Duy trì trường chuẩn quốc gia, danh hiệu thi đua LĐTT. Năm học 2019-2020 đạt danh hiệu tập thể LĐXS.

3.3. Phương châm hành động.

" Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường."

3.4. Các giải pháp chiến lược.

3.4.1. Giải pháp chung.

- Tuyên truyền trong CBGV, NV, học sinh, CMHS, cán bộ và nhân dân xã Tam Kỳ  về nội dung Kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể CBGV, NV trong trường.

- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cùng nhau cộng đồng trách nhiệm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu trên.

- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục.

3.4.2. C¸c gi¶i ph¸p cô thÓ:

* Công tác tuyên truyền

 - Tuyên truyền trong CBGV, NV, học sinh , Hội CMHS, cán bộ và nhân dân xã Tam Kỳ về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể CBGV, NV trong trường

- Mở và khai thác có hiệu quả trang website của trường, cung cấp các thông tin về các hoạt động giáo dục của trường trên các phương tiện truyền thông.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội với nhà trường với đội ngũ CBGV, NV.

- Phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc góp phần xây dựng củng cố thương hiệu nhà trường.

 * Thể chế và chính sách.

- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

* Tổ chức bộ máy.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.

*  Bồi dưỡng đội ngũ.

- Xây dựng đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, luôn hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.

- Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGV, NV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CBGV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

* Nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh; đổi mới các hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục tập thể nhằm góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

- Thực hiện tốt phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

* Cơ sở vật chất.

- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục nhằm huy động được nhiều nguồn lực để nâng cấp tu sửa cơ sở vật chất hiện có, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, tài liệu, sách tham khảo để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập.

- Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng CSVC

* Kế hoạch- tài chính.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, tổ chuyên môn, các bộ phận.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

- Làm tốt công tác tham mưu mới địa phương đầu từ cơ sở vật chất theo hướng hiện đại và đồng bộ. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động để tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm.

* Tăng cường trao đổi, hợp tác và học hỏi

Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực giáo dục, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực của nhà trường.

* Ứng dựng công nghệ thông tin

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, trong giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.

 

Phần 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

4.1. Tổ chức thực hiện.

4.1.1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV, NV, học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, Hội CMHS, cán bộ nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc quan tâm đến nhà trường.

4.1.2. Tổ chức

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường.

4.1.3. Lộ trình thực hiện kế hoạch.

- Giai đoạn 1: Từ năm 2011đến 2013: phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng giáo dục; tu sửa, nâng cấp CSVC hiện có.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2013 đến năm 2014: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn vào năm 2014.

- Giai đoạn 3: từ năm 2014 đến năm 2020: Duy trì trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục xếp thứ hạng các  nội dung thi đua từ 7-9/21 đơn vị, trường giữ vững danh hiệu tập thể LĐTT, năm học 2019-2020 đạt danh hiệu tập thể LĐXS.

4.2. Vai trò của các bên tham gia

4.2.1. Vai trò của tập thể

* Chi bộ

- Nghiên cứu, thảo luận ra nghị quyết thực hiện đối với kế hoạch chiến lược.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.

* Hội đồng trường

- Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường và làm tốt công tác tham mưu, huy động vốn đầu tư.

- Quyết nghị về dự thảo Quy chế, tổ chức và hoạt động của trường hoặc của các bổ sung, sửa đổi Quy chế trước khi Hiệu trưởng trình; quyết định chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ các nguồn vốn.

- Giám sát việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các Nghị quyết của Hội đồng trường.

* Tổ chuyên môn và tổ văn phòng

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng năm trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, tác dộng, thời gian thực hieebj, nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các thành viên phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn, nguồn lực.

- Chủ động xây dựng dự án phát triển của tổ trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để bổ sung, điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường, tập trung vào các giải pháp thực hiện và hoàn thành kế hoạch trong các giai đoạn.

* Ban chấp hành Công đoàn.

- Tuyên truyền kế hoạch phát triển chiến lược tới các đoàn viên công đoàn nhà trường.

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; cùng với Hiệu trưởng cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ.

- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện, quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

* Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Tổ chức vận động đoàn viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là nội dung nâng cao chất lượng giáo đội ngũ, ứng dụng CNTT.

- Chỉ đạo các hoạt động của Liên đội, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đội viên, thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ Hiệu trưởng giao.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của Liên đội.

- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp đoàn viên giáo viên tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục học sinh.

- Tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng các giải phấp nhằm cải tiến lề lối làm việc theo hướng hiện đại hóa, tác phong chuyên nghiệp của cán bộ, giáo viên và nhân viên; các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh; cách thức tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao.

* Hội cha mẹ học sinh.

- Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

- Hỗ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

* Các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường

- Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

4.2.2. Với các cá nhân trong nhà trường

* Hiệu trưởng

- Tổ chức triển khai khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV, NV nhà trường; thành lập ban kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học, từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chung của toàn trường.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến nhà trường, liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn phát triển của nhà trường từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời quyết định những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện.

* Phó Hiệu trưởng

Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm những phần việc cụ thể theo sự phân công của Hiệu trưởng; kiểm tra, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu của kế hoạch.

* Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và tổ văn phòng

- Xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ theo từng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ.

- Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên và của cả tổ; tìm hiểu nguyên nhân của kết quả và hạn chế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm học hoặc giai đoạn tiếp theo, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ.

- Xây dựng các dự án phát triển của tổ góp phần thực hiện các dự án phát triển của nhà trường.

* Giáo viên, nhân viên nhà trường

Căn cứ Kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng năm, từng tháng, từng tuần. Báo cáo kết quả thực hiện với tổ chuyên môn, nhà trường, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.

* Học sinh của nhà trường

Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục để đáp ứng tốt các yêu cầu xã hội sau khi tốt nghiệp THCS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới hội nhập với quốc tế, ngành giáo dục đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đáp ứng yêu cầu. Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Tam Kỳ được thực hiện trong 6 năm - từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016 và tầm nhìn đến năm 2020 đòi hỏi trong quá trình thực hiện nhà trường phải nắm bắt những cơ hội và khắc phục những thách thức để hoàn thành kế hoạch đúng hoặc trước thời hạn. Để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược mà trường đề ra đòi hỏi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh phải đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo trong điều hành và trong mọi hành động đồng thời phải được sự đồng thuận của xã hội, phải đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với sự phát triển của nhà trường.

  Để hoàn thành kế hoạch chiến lược đã xây dựng, nhà trường xin kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục một số vấn đề sau:

* Với Đảng ủy - HĐND-UBND  xã Tam Kỳ

Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Tuyên truyền rộng rãi trong chính quyền, các ngành địa phương và toàn bộ cha mẹ học sinh trong nhà trường để làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức, hiểu rõ việc thực hiện chiến lược nhằm tạo sức mạnh tổng hợp hỗ trợ nhà trường thực hiện và hoàn thành chiến lược.

* Với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành

- Phê duyệt và tạo điều kiện tốt cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch.

- Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND huyện để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

* Với Huyện ủy-HĐND-UBND  huyện Kim Thành

Hướng dẫn và hỗ trợ về cơ chế chính sách, ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực giúp nhà trường  thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH PHÊ DUYỆT

UBND XÃ TAM KỲ

PHÊ DUYỆT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Trung Kiên

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
THCS Tam Kỳ náo nức chuẩn bị đón Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia 15/11/2014 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 37 phút - Ngày 19 tháng 10 năm 2014
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-BVĐ ngày 10/9/2014 của Ban vận động Hiến máu tình nguyện huyện Kim Thành về việc tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện năm 2014, thực hiện công văn ... Cập nhật lúc : 21 giờ 17 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2014
Xem chi tiết
Khảo sát HSG khối 8 kì II-2013-2014 Ngày 07/5/2014, trường THCS Tam Kỳ đã tổ chức khảo sát chất lượng HSG khối 8 kì II. Có 22 em HS tham dự. Kết quả khảo sát đã đánh giá khá sát năng lực họ ... Cập nhật lúc : 17 giờ 1 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2014
Xem chi tiết
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, bu ... Cập nhật lúc : 8 giờ 44 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2013
Xem chi tiết

Đ/c Phạm Hà Bắc, chủ tịch công Đoàn, phó ban  thị đua lên đọc kết quả thi đua đợt 1

... Cập nhật lúc : 20 giờ 57 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

Nhân ngày 20-11 thầy và trò trường THCS Tam Kỳ tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam

... Cập nhật lúc : 20 giờ 40 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

Thầy, cô giáo không dạy từ cuốn sáchCập nhật lúc : 20 giờ 16 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2012
Xem chi tiết

DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Lich thi GVG nam hoc 2014-2015
Thoi khoa bieu tuan 9/2014(Thuc hien tu 20/10/2014 den 25/10/2014)
Phu luc sang kien-mau Bia và mau 1,2,3
Thực hiện Công văn số 76/PGDĐT-GDPT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 2014-2015, BGH nhà trường hướng dẫn cán bộ, giáo viên viết sáng kiến (SK) năm học 2014 - 2015 như sau:
Thực hiện Kế hoạch của Ban giám hiệu trường THCS Tam Kỳ về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THCS năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu học tập của bản thân. Tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015 như sau:
PP CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
Khung thời gian năm học là 37 tuần thực học
Thời khóa biểu (tuần 4/15/09...)
Thực hiện Kế hoạch của Ban giám hiệu trường THCS Tam Kỳ về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THCS năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu học tập của bản thân. Tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015 như sau:
Thực hiện Hướng dẫn số 1024 ngày 18/8/2014 của Sở GD&ĐT Hải Dương V/v hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách trong trường trung học từ năm học 2014- 2015. Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của trường THCS Tam Kỳ năm học 2014-2015; Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và năng lực của bản thân.
Báo cáo hội thảo văn năm 2012
Phiếu kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2011, 2012.
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Hướng dẫn tổ chức rèn kỹ năng sống.
Mẫu bìa SKKN (11-12)